Luật Xây dựng - Chương V:Xây dựng công trình

    CHƯƠNG V
    XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

     

    MỤC 1
    GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    Điều 62. Giấy phép xây dựng

    1. Trước khi khởicông xây dựng công trình chủ đầu tư phải cógiấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựngcác công trình sau đây:

    a) Công trình thuộc bí mậtnhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp,công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;

    b) Công trình xây dựngtheo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp vớiquy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựngđã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt;

    c) Công trình hạ tầngkỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;

    đ) Các công trình sửachữa, cải tạo, lắp đặt thiết bịbên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịulực và an toàn của công trình.

    2. Đối vớinhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định vềgiấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thựctế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy địnhcụ thể các điểm dân cư tập trung thuộcđịa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.

    3. Việc xây dựng công trình, nhà ở riênglẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng đượcduyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉđược cấp giấyphép xây dựng tạmcó thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.

    Điều 63. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

    1. Tuỳ theo tính chất,quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựngbao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:

    a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;

    b) Bản vẽ thiết kế xây dựngcông trình;

    c) Giấy tờ về quyền sử dụngđất theo quy định của pháp luật vềđất đai.

    2. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻquy định tại khoản 3 Điều 62 của Luậtnày thì trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựngcông trình ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1Điều này, chủ công trình xây dựng còn phải có giấycam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thựchiện quy hoạch xây dựng.

    Điều 64. Nội dung giấy phép xây dựng

    1. Nội dung chủ yếucủa giấy phép xây dựng bao gồm:

    a) Địa điểm,vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình;

    b) Loại, cấp công trình;

    c) Cốt xây dựng công trình;

    d) Chỉ giới đường đỏ,chỉ giới xây dựng;

    đ) Bảo vệ môi trường và an toàncông trình;

    e) Đối với công trình dân dụng, côngtrình công nghiệp trong đô thị ngoài các nội dung quyđịnh tại các điểm a, b, c, d và đ khoản1 Điều này còn phải có nội dung về diện tíchxây dựng công trình, chiều cao từng tầng, chiềucao tối đa toàn công trình, màu sắc công trình;

    g) Những nội dung khác quy địnhđối với từng loại công trình;

    h) Hiệu lực của giấy phép.

    2. Chính phủ quy định cụ thể vềviệc cấp giấy phép xây dựng công trình.

    Điều 65. Điều kiện cấp giấy phép xây dựngcông trình trong đô thị

    Việc cấp giấyphép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:

    1. Phù hợp với quyhoạch xây dựng chi tiết được duyệt;

    2. Bảo đảmcác quy định về chỉ giới đườngđỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kếđô thị; các yêu cầu về an toàn đối vớicông trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệcác công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều,năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử- văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quyđịnh của pháp luật;

    3. Các công trình xây dựng,nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản vănhoá, di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảmmật độ xây dựng, đất trồng cây xanh,nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởngđến cảnh quan, môi trường;

    4. Công trình sửa chữa,cải tạo không được làm ảnh hưởngđến các công trình lân cận về kết cấu, khoảngcách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoátnước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường,phòng, chống cháy, nổ;

    5. Bảo đảmkhoảng cách theo quy định đối với công trìnhvệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các côngtrình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường,không làm ảnh hưởng đến người sử dụngở các công trình liền kề xung quanh;

    6. Khi xây dựng, cảitạo các đường phố phải xây dựng hệthống tuy nen ngầm để lắp đặt đồngbộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật;cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốtxây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kếđô thị;

    7. Đối vớicông trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp Iphải có thiết kế tầng hầm, trừ các trườnghợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầnghầm;

    8. Đối vớicông trình xây dựng tạm, việc cấp giấy phép xây dựngphải tuân theoquy định tại khoản 3Điều 62 và khoản 2 Điều 63 của Luậtnày.

    Điều 66. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

    1. Uỷ ban nhân dân cấptỉnh cấp giấy phép xây dựng đối vớicác công trình xây dựng có quy mô lớn, công trình có kiếntrúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựngkhác thuộc địa giới hành chính do mình quản lýtheo quy định của Chính phủ.

    2. Uỷ ban nhân dân cấphuyện cấp giấy phép xây dựng đối vớicác công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụmxã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừcác công trình xây dựng quy định tại khoản 1Điều này.

    3. Uỷ ban nhân dân cấpxã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ởnhững điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạchxây dựng được duyệt, những điểmdân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấphuyện phải cấp giấy phép xây dựng thuộcđịa giới hành chính do mình quản lý.

    Điều 67. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấyphép xây dựng

    1. Niêm yết công khai vàhướng dẫn các quy định về việc cấpgiấy phép xây dựng.

    2. Cấp giấy phépxây dựng trong thời hạn không quá hai mươi ngày làmviệc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợplệ; đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạnnêu trên không quá mười lăm ngày.

    3. Kiểm tra việcthực hiện xây dựng theo giấy phép, đình chỉxây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng khi chủđầu tư xây dựng công trình vi phạm.

    4. Người có thẩmquyền cấp giấy phép xây dựng phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và bồi thườngthiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấpgiấy phép chậm theo quy định.

    5. Thông báo cho cơ quancó thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện,nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạtđộng dịch vụ khác đối với nhữngcông trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấyphép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấyphép xây dựng được cấp.

    6. Giải quyết khiếunại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng.

    Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của ngườixin cấp giấy phép xây dựng

    1. Người xin cấpgiấy phép xây dựng có các quyền sau đây:

    a) Yêu cầu cơ quancấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫnvà thực hiện đúng các quy định về cấpgiấy phép xây dựng;

    b) Khiếu nại, tốcáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấpgiấy phép xây dựng;

    c) Được khởicông xây dựng công trình nếu sau thời gian quy địnhtại khoản 2 Điều 67 của Luật này mà cơquan cấp giấy phép không có ý kiến trả lời bằngvăn bản khi đã đủ các điều kiện quyđịnh tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 72của Luật này.

    2. Người xin cấpgiấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Nộp đầyđủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;

    c) Thông báo ngày khởicông xây dựng bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấpxã nơi xây dựng công trình trong thời hạn bảy ngàylàm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;

    d) Thực hiệnđúng nội dung của giấy phép xây dựng; khi có sựđiều chỉnh, thay đổi thiết kế phảiđược sự chấp thuận của cơ quan cấpgiấy phép xây dựng.

    MỤC 2
    GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

    Điều 69. Yêu cầu đối với giải phóng mặtbằng xây dựng công trình

    Việc giải phóng mặtbằng xây dựng công trình phải bảo đảm cácyêu cầu sau đây:

    1. Việc giải phóngmặt bằng xây dựng phải được lậpthành phương án. Phương án giải phóng mặt bằngxây dựng được thể hiện trong dự ánđầu tư xâydựng công trình và đượcphê duyệt đồng thời với phê duyệt dựán đầu tư xây dựng công trình;

    2. Đối với dựán có nhu cầu tái định cư thì phải lậpphương án hoặc dự án tái định cư và phảithực hiện trước khi giải phóng mặt bằngxây dựng;

    3. Phạm vi giảiphóng mặt bằng xây dựngphải phù hợpvới quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầutư xây dựng đã được phê duyệt;

    4. Thời hạn giảiphóng mặt bằng xây dựngphải đáp ứng theo yêucầu tiến độ thực hiện dự án đãđược phê duyệt hoặc quyết định củangười có thẩm quyền.

    Điều 70. Nguyên tắc đền bù tài sản đểgiải phóng mặt bằng xây dựng công trình

    1. Việc đềnbù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựngphải bảo đảm lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân có liên quan. Đối vớinhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyếtchỗ ở mới ổn định, có điều kiệnchỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ,hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộcsống cho người phải di chuyển, trừ trườnghợp có thoả thuận khác giữa các bên liên quan.

    2. Việc đền bù tài sản đểgiải phóng mặt bằng xây dựng được thựchiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thứcbằng tiền, quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và phải bảo đảm công bằng,công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

    3. Trong trường hợp đền bù tàisản để giải phóng mặt bằng xây dựngcác công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thịthì phương án giải phóng mặt bằng phải bảođảm vừa xây dựng được công trình mới,vừa chỉnh trang được các công trình mặt phốtheo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt;bảo đảm Nhà nước điều tiếtđược giá trị chênh lệch về đất saukhi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựngcông trình.

    4. Không đền bù trong các trường hợpsau đây:

    a) Đất lấn chiếm;

    b) Công trình xây dựng trái phép, vật kiếntrúc, cây cối, hoa màu và tài sản khác xuất hiện hoặcphát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựngsau thời điểm công bố quy hoạch xây dựng;

    c) Các trường hợp khác theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai.

    Điều 71. Tổ chứcgiải phóng mặt bằng xây dựng công trình

    1. Khi tổ chức giảiphóng mặt bằng xây dựng phải thành lập Hộiđồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng.

    2. Trường hợpgiải phóng mặt bằng xây dựng theo quy hoạch xây dựngđược phê duyệt mà chưa có dự án đầutư xây dựng công trình thì việc đền bù giảiphóng mặt bằng xây dựng được thực hiệnnhư sau:

    a) Uỷ ban nhân dân cấpcó thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặtbằng thông qua Hội đồng đền bù giảiphóng mặt bằng xây dựng do mình thành lập, hoặcgiao cho doanh nghiệp chuyên về giải phóng mặt bằngđảm nhận;

    b) Kinh phí để giảiphóng mặt bằng lấy từ ngân sách hoặc huy độngvà được thu hồi lại khi giao đất, chothuê đất cho chủ đầu tư xây dựng côngtrình có dự án trên mặt bằng đã được giảiphóng;

    c) Thời gian giảiphóng mặt bằng xây dựng được thực hiệntheo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương và quyết định củangười có thẩm quyền.

    3. Trường hợpgiải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầutư xây dựng công trình thì việc đền bù giảiphóng mặt bằng xây dựng được thực hiệnnhư sau:

    a) Đối với dựán đầu tư có mục đích kinh doanh thì Hộiđồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựngdo chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phốihợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổchức giải phóng mặt bằng; đối với dựán đầu tư xây dựng công trình không có mụcđích kinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì Hộiđồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựngdo Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phốihợp với chủ đầu tư xây dựng công trìnhtổ chức giải phóng mặt bằng;

    b) Kinh phí giải phóng mặtbằng được lấy trực tiếp từ dựán đầu tư xây dựng công trình;

    c) Thời gian giảiphóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiếnđộ thực hiện của dự án đầutư xây dựng công trình đã được phê duyệt.

    4. Chính phủ quy địnhnguyên tắc, phương pháp và khung giá đền bù tài sảnkhi giải phóng mặt bằng xây dựng làm cơ sởcho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá đềnbù của địa phương mình.

    5. Tổ chức, cánhân có tài sản trong phạm vi mặt bằng xây dựngđã được giải quyết đền bù theođúng quy định mà không thực hiện thì bịcưỡng chế và chịu hoàn toàn chi phí cho việccưỡng chế.

    6. Người nào cốý làm sai quy định về đền bù tài sản khi giảiphóng mặt bằng xây dựng để vụ lợi hoặcgây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổchức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽbị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật.

    MỤC 3
    THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

    Điều 72. Điều kiện để khởi côngxây dựng công trình

    3. Có thiết kế bảnvẽ thi công của hạng mục, công trình đãđược phê duyệt;

    4. Có hợp đồngxây dựng;

    5. Có đủ nguồnvốn để bảo đảm tiến độ xây dựngcông trình theo tiến độ đã được phê duyệttrong dự án đầu tư xây dựng công trình;

    6. Có biện pháp để bảođảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thicông xây dựng;

    7. Đối với khu đô thị mới,tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộhoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹthuật thì mới được khởi công xây dựngcông trình.

    Điều 73. Điều kiện thi công xây dựng côngtrình

    1. Nhà thầu khi hoạtđộng thi công xây dựng công trình phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:

    a) Có đăng ký hoạt động thi côngxây dựng công trình;

    b) Có đủ năng lực hoạt độngthi công xây dựng công trình tương ứng với loại,cấp công trình;

    c) Chỉ huy trưởng công trườngcó năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp;

    d) Có thiết bị thi công đáp ứng yêucầu về an toàn và chất lượng công trình.

    Điều 74. Yêu cầu đối với công trườngxây dựng

    Tất cả các côngtrình xây dựng phải được treo biển báo tạicông trường thi công. Nội dung biển báo bao gồm:

    1. Tên chủ đầutư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư,ngày khởi công, ngày hoàn thành;

    2. Tên đơn vịthi công, tên người chỉ huy trưởng công trường;

    3. Tên đơn vị thiết kế, tên chủnhiệm thiết kế;

    4. Tên tổ chức hoặc người giámsát thi công xây dựng công trình;

    5. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệmthiết kế, tổ chức hoặc người giám sátthi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danhcòn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điệnthoại.

    Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xâydựng công trình

    1. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việcthi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

    a) Được tựthực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủnăng lực hoạt động thi công xây dựng côngtrình phù hợp;

    b) Đàm phán, ký kết,giám sát việc thực hiện hợp đồng;

    c) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng vớinhà thầu thi công xây dựng theo quy định của phápluật;

    d) Dừng thi công xây dựngcông trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhàthầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy địnhvề chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môitrường;

    đ) Yêu cầu tổchức, cá nhân có liên quan phối hợp để thựchiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng côngtrình;

    e) Không thanh toán giá trịkhối lượng không bảo đảm chất lượnghoặc khối lượng phát sinh không hợp lý;

    g) Các quyền khác theoquy định của pháp luật.

    2. Chủ đầutư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng côngtrình có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Lựa chọn nhà thầucó đủ điều kiện năng lực hoạtđộng thi côngxây dựng công trìnhphùhợp để thi công xây dựng công trình;

    b) Tham gia với Uỷban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phốihợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyềngiải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhàthầu thi công xây dựng công trình;

    c) Tổ chức giám sát thi công xây dựngcông trình;

    d) Kiểm tra biện pháp bảo đảman toàn, vệ sinh môi trường;

    đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán,quyết toán công trình;

    e) Thuê tổ chức tư vấn có đủnăng lực hoạt động xây dựng để kiểmđịnh chất lượng công trình khi cần thiết;

    g) Xem xét và quyết định các đềxuất liên quan đến thiết kế của nhà thầutrong quá trình thi công xây dựng công trình;

    h) Tôn trọng quyền tác giả thiết kếcông trình;

    i) Mua bảo hiểm công trình;

    k) Lưu trữ hồ sơ công trình;

    l) Bồi thường thiệt hại do viphạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầuthi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảmchất lượng làm sai lệch kết quả nghiệmthu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi củamình gây ra;

    m) Chịu trách nhiệm về các quyếtđịnh của mình; chịu trách nhiệm về việcbảo đảm công trình thi công đúng tiến độ,chất lượng và hiệu quả;

    n) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.

    Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầuthi công xây dựng công trình

    1. Nhà thầu thi công xâydựng công trình có các quyền sau đây:

    a) Từ chối thực hiện nhữngyêu cầu trái pháp luật;

    b) Đề xuất sửa đổi thiếtkế cho phù hợp với thực tế để bảođảm chất lượng và hiệu quả công trình;

    c) Yêu cầu thanh toán giá trị khốilượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;

    d) Dừng thi công xây dựng công trình nếubên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợpđồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hạicho nhà thầu;

    e) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.

    2. Nhà thầu thi công xây dựng công trìnhcócác nghĩa vụ sau đây:

    a) Thực hiện theo đúng hợp đồngđã ký kết;

    b) Thi công xây dựngtheo đúng thiếtkế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chấtlượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môitrường;

    c) Có nhật ký thi công xây dựng công trình;

    d) Kiểm định vật liệu, sảnphẩm xây dựng;

    đ) Quản lý công nhân xây dựng trên côngtrường, bảo đảm an ninh, trật tự, khônggây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;

    e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệmthu công trình;

    g) Bảo hành công trình;

    h) Mua các loại bảo hiểm theo quy địnhcủa pháp luật về bảo hiểm;

    i) Bồi thường thiệt hại khi viphạm hợp đồng, sử dụng vật liệukhông đúng chủng loại, thi công không bảo đảmchất lượng, gây ô nhiễm môi trường và cáchành vi vi phạmkhác gây thiệt hại do lỗicủa mình gây ra;

    k) Chịu trách nhiệm về chất lượngthi công xây dựng công trình do mình đảm nhận;

    l) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.

    Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầuthiết kế trong việc thi công xây dựng công trình

    1. Nhàthầu thiết kế trong việc thi công xây dựng côngtrình có các quyền sau đây:

    a) Các quyền quy địnhtại khoản 1 Điều 58 của Luật này;

    b) Yêu cầu chủđầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựngcông trình thực hiện theo đúng thiết kế;

    c) Từ chối nhữngyêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý củachủ đầu tư xây dựng công trình;

    d) Từ chối nghiệmthu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theođúng thiết kế.

    2. Nhà thầu thiếtkế trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩavụ sau đây:

    a) Các nghĩa vụquy định tại khoản 2 Điều58 của Luật này;

    b) Cử ngườicó đủ năng lực để giám sát tác giả theoquy định; người được nhà thầu thiếtkế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giảphải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềnhững hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiệnnghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại do lỗi của mìnhgây ra;

    c) Tham gia nghiệm thucông trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầutư xây dựng công trình;

    d) Xem xét xử lý theođề nghị của chủ đầu tư xây dựngcông trình về những bất hợp lý trong thiết kế;

    đ) Phát hiện và thôngbáo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựngcông trình về việc thi công sai với thiết kếđược duyệt của nhà thầu thi công xây dựngcông trình và kiến nghị biện pháp xử lý.

    An toàn trong thi công xây dựng công trình

    Trong quá trình thi công xây dựngcông trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:

    1. Thực hiện cácbiện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc,thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, côngtrình ngầm và các công trình liền kề; đối vớinhững máy móc, thiết bị phục vụ thi công phảiđược kiểm định an toàn trước khiđưa vào sử dụng;

    2. Thực hiện biệnpháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạngmục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặtvề an toàn;

    3. Thực hiện các biện pháp cần thiếtnhằm hạn chế thiệt hại về ngườivà tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.

    Điều 79. Bảo đảm vệ sinh môi trườngtrong thi công xây dựng công trình

    Trong quá trình thi công xây dựngcông trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:

    1. Có biện pháp bảođảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xâydựng bao gồm môi trường không khí, môi trườngnước, chất thải rắn, tiếng ồn và cácyêu cầu khác về vệ sinh môi trường;

    2. Bồi thườngthiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môitrường do mình gây ra trong quá trình thi công xây dựng và vậnchuyển vật liệu xây dựng;

    3. Tuân theo các quy địnhkhác của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Điều 80. Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng

    4. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhậncông trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giaocông trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sảnphẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng côngtrình và bàn giao công trình xây dựng.

    Điều 81. Thanh toán, quyết toán trong hoạt độngxây dựng

    1. Nhà thầu có trách nhiệmlập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối lượngcông việc đã thực hiện. Chủđầu tư xây dựng công trình phải thanh toán cho nhàthầu theo khối lượng công việc đượcnghiệm thu.

    2. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình quyết toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình trong thời hạn không quá mười hai tháng, kểtừ ngày công trình được bàn giao đưa vào sửdụng, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

    3. Người có trách nhiệm thanh toán, quyếttoán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềcông việc của mình và phải bồi thường thiệthại do hậu quả của việc thanh toán, quyếttoán chậm hoặc sai so với quy định.

    4. Chính phủ quy định cụ thểviệc thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng.

    Điều 82. Bảo hành công trình xây dựng

    2. Nội dung bảohành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thaythế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặckhi công trình vận hành, sử dụng không bình thườngdo lỗi của nhà thầu gây ra.

    3. Thời gian bảo hành công trình đượcxác định theo loại và cấp công trình.

    4. Chính phủ quy định cụ thểthời gian bảo hành công trình.

    Điều 83. Bảo trì công trình xây dựng

    1. Chủ sở hữuhoặc người quản lý sử dụng công trình cótrách nhiệm bảo trì công trình, máy móc, trang thiết bịcông trình.

    2. Việc bảo trìcông trình, trang thiết bị công trình phải đượcthực hiện theo chỉ dẫn và quy định củanhà thiết kế, nhà sản xuất.

    3. Việc bảo trì công trình đượcxác định theo loại và cấp công trình.

    4. Chính phủ quy định cụ thểvề bảo trì công trình.

    Điều 84. Sự cố công trình xây dựng

    1. Trong quá trình thi côngxây dựng, vận hành hoặc khai thác, sử dụng côngtrình nếu sự cố công trình xảy ra thì nhà thầuthi công xây dựng công trình, chủ sở hữu hoặcngười quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm:

    a) Ngừng thi công, vậnhành hoặc khai thác, sử dụng công trình và thực hiệncác biện pháp kịp thời để bảo đảman toàn cho người và tài sản;

    b) Thực hiện cácbiện pháp cần thiết để hạn chế vàngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảyra đối với công trình và thông báo kịp thời chocác tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan;

    c) Bảo vệ hiệntrường, trừ trường hợp phải khắcphục khẩn cấp để ngăn chặn thiệthại.

    2. Khi nhận đượcthông báo về sự cố công trình, các tổ chức, cánhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm:

    a) Thực hiện ngaycác biện pháp khẩn cấp để khắc phục;

    b) Cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền về xây dựng có tráchnhiệm chỉ định tổ chức có đủđiều kiện năng lực thực hiện việcgiám định để xác định nguyên nhân sự cốcông trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sựcố công trình.

    3. Người có lỗigây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại và các chi phí có liên quan hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự.

    Điều 85. Di dời công trình

    2. Trước khi di dời công trình, chủđầu tư xây dựng công trình phải xin giấyphép. Giấy phép di dời công trình do Uỷ ban nhân dân cấptỉnh cấp.

    3. Nhà thầu thực hiện việc di dờicông trình phải thực hiện các biện pháp bảođảm an toàn lao động, an toàn đối vớicông trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảmvệ sinh môi trường.

    Điều 86. Phá dỡ công trình xây dựng

    1. Việc phá dỡ công trình xây dựngđược thực hiện trong những trườnghợp sau đây:

    a) Để giải phóng mặt bằng xâydựng công trình mới; công trình xây dựng tạmđược quy định tại khoản 2 Điều94 của Luật này;

    c) Công trình xây dựng trong khu vực cấmxây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều10 của Luật này;

    d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng,công trình xây dựng không có giấy phép đối vớicông trình theo quy định phải có giấy phép hoặcxây dựng sai với nội dung quy định trong giấyphép;

    đ) Những trường hợp khác theoquy định của pháp luật.

    2. Công tác phá dỡ công trình xây dựng phảiđáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Việc phá dỡ công trình chỉđược thực hiện theo quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    b) Việc phá dỡ công trình phải thựchiện theo giải pháp phá dỡ được duyệt,bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.

    3. Trách nhiệm của các bên tham gia phá dỡcông trình xây dựng được quy định nhưsau:

    a) Người được giao tổ chứcthực hiện việc phá dỡ công trình phải chịutrách nhiệm về việc thực hiện các quy địnhtại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệmtrước pháp luật và bồi thường thiệt hạido lỗi của mình gây ra;

    b) Người đang sở hữu hoặcsử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡtheo quy định tại khoản 1 Điều này phảichấp hành quyết định phá dỡ của cơ quannhà nước có thẩm quyền. Trường hợpkhông chấp hành thì bị cưỡng chế phá dỡ vàchịu mọi chi phí cho công tác phá dỡ;

    c) Người có trách nhiệm quyết địnhphá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về hậu quả do không ra quyết định,quyết định không kịp thời, quyết địnhtrái với quy định của pháp luật.

    MỤC 4
    GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

    Điều 87. Giám sát thi công xây dựng công trình

    1. Mọi công trình xây dựngtrong quá trình thi công phải được thực hiệnchế độ giám sát.

    2. Việc giám sát thicông xây dựng công trình phải được thực hiệnđể theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khốilượng, tiến độ, an toàn lao động và vệsinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.

    3. Chủ đầutư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặctự thực hiện khi có đủ điều kiệnnăng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.

    Người thực hiệnviệc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉhành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với côngviệc, loại, cấp công trình.

    4. Khuyến khích việcthực hiện chế độ giám sát đối vớinhà ở riêng lẻ.

    Điều 88. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựngcông trình

    1. Thực hiện ngay từ khi khởi côngxây dựng công trình;

    2. Thường xuyên, liên tục trong quá trìnhthi công xây dựng;

    4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

    Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thicông xây dựng công trình

    1. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có cácquyền sau đây:

    a) Được tựthực hiện giám sát khi có đủ điều kiệnnăng lực giám sát thi công xây dựng;

    b) Đàm phán, ký kếthợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiệnhợp đồng;

    c) Thay đổi hoặcyêu cầu tổ chức tư vấn thay đổingười giám sát trong trường hợp ngườigiám sát không thực hiện đúng quy định;

    d) Đình chỉ thựchiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sátthi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

    đ) Các quyền kháctheo quy định của pháp luật.

    2. Chủ đầu tư xây dựng côngtrình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có cácnghĩa vụ sau đây:

    a) Thuê tư vấn giámsát trong trường hợp không đủ điều kiệnnăng lực giám sát thi công xây dựng để tự thựchiện;

    c) Xử lý kịp thời những đềxuất của người giám sát;

    d) Thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồnggiám sát thi công xây dựng;

    đ) Không được thông đồng hoặcdùng ảnh hưởng của mình để áp đặtlàm sai lệch kết quả giám sát;

    e) Lưu trữ kết quả giám sát thi côngxây dựng;

    g) Bồi thường thiệt hại khi lựachọn tư vấn giám sát không đủ điều kiệnnăng lực giám sát thi côngxây dựng,nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kếvà các hành vi vi phạmkhác gây thiệt hại do lỗicủa mình gây ra;

    h) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.

    Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầugiám sát thi công xây dựng công trình

    1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng côngtrình có các quyền sau đây:

    a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đãthi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;

    b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thựchiện theo đúng hợp đồng;

    d) Từ chối yêu cầu bất hợp lýcủa các bên có liên quan;

    đ) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.

    2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng côngtrình có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Thực hiện công việc giám sát theođúng hợp đồng đã ký kết;

    b) Không nghiệm thu khối lượng khôngbảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹthuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;

    c) Từ chối nghiệm thu khi công trìnhkhông đạt yêu cầu chất lượng;

    d) Đề xuất với chủ đầutư xây dựng công trình những bất hợp lý vềthiết kế để kịp thời sửa đổi;

    đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp;

    g) Bồi thường thiệt hại khilàm sai lệch kết quả giám sát đối với khốilượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theoquy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng ngườigiám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựngcông trình hoặc người có thẩm quyền xử lý,các hành vi vi phạmkhác gây thiệt hại do lỗicủa mình gây ra;

    h) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.

    MỤC 5
    XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ

    Điều 91. Công trình xây dựng đặc thù

    Các công trình xây dựngđặcthù bao gồm:

    1. Công trình bí mật nhà nước;

    2. Công trình được xây dựng theo lệnhkhẩn cấp;

    3. Công trình tạm.

    Điều 92. Xây dựng công trình bí mật nhà nước

    1. Công trình bí mật nhà nước đượcxây dựng theo yêu cầu phải bảo đảm bí mậttrong các hoạt động xây dựng, thuộc các lĩnhvực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệvà các lĩnh vực khác.

    3. Chính phủ quyết định việcxây dựng từng công trình bí mật nhà nước khi cóyêu cầu xây dựng.

    Điều 93. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp

    1. Công trình xây dựngtheo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằmđáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấpvề phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầukhẩn cấp khác theo quy định của Chính phủ.

    2. Ngườiđược giao quản lý thực hiện xây dựngcông trình theo lệnh khẩn cấp được tựquyết định trình tự khảo sát, thiết kế,thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạngkhẩn cấp, chịu trách nhiệm về việc thựchiện và tổ chức thực hiện xây dựng côngtrình này, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhằmhạn chế tối đa thiệt hại về ngườivà tài sản có thể xảy ra.

    Điều 94. Xây dựng công trình tạm

    1. Công trình tạm được xây dựngvà chỉ được phép tồn tại trong một khoảngthời gian xác định.

    2. Công trình tạm bao gồm:

    a) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựngcông trình chính;

    b) Công trình, nhà ở riêng lẻ đượcphép xây dựng có thời hạn nằm trong quy hoạchnhưng chưa giải phóng mặt bằng xây dựng.

    3. Đối với công trình xây dựng tạmphục vụ công trình xây dựng chính, chậm nhất làba mươi ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chínhđược đưa vào sử dụng, chủ côngtrình xây dựng tạm phải tự phá dỡ, trừtrường hợp công trình xây dựng tạm phục vụcông trình xây dựng chính là công trình, khu dân cư có quy mô lớnphù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ đượcphép xây dựng có thời hạn khi hết thời hạntheo quy định của giấy phép xây dựng tạm thìchủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ; nếukhông tự giác dỡ bỏ thì bị cưỡng chế,chủ công trình xây dựng chịu mọi chi phí cho việccưỡng chế và không được đền bù.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11
    Số hiệu: 16/2003/QH11
    Ngày ban hành: 26/11/2003
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2004. Hết hiệu lực một phần .
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11

    Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng