Luật Xây dựng - Chương II:Quy hoạch xây dựng

    CHƯƠNG II
    QUY HOẠCH XÂY DỰNG

    MỤC 1
    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 11. Quy hoạch xây dựng

    1. Quy hoạch xây dựng phải đượclập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt độngxây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng đượclập cho năm năm, mười năm và địnhhướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phảiđược định kỳ xem xét điều chỉnhđể phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn. Việc điềuchỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảmtính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trướcđã lập và phê duyệt.

    2. Nhà nước bảo đảm vốnngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồnvốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốnngân sách nhà nước được cân đối trong kếhoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựngvùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạchxây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiếtcác khu chức năng không thuộc dự án đầutư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinhdoanh.

    3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệmtổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địagiới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sởquản lý các hoạt động xây dựng, triển khaicác dự án đầu tư xây dựng và xây dựng côngtrình.

    4. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dâncác cấp không đủ điều kiện năng lựcthực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng,nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng,phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quyhoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấnđể thực hiện.

    5. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuântheo quy hoạch xây dựng đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Điều 12. Phân loại quy hoạch xây dựng

    1. Quy hoạch xây dựng được phânthành ba loại sau đây:

    a) Quy hoạch xây dựng vùng;

    b) Quy hoạch xây dựng đô thị, bao gồmquy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chitiết xây dựng đô thị;

    c) Quy hoạch xây dựng điểm dâncư nông thôn.

    2. Chính phủ quy định trình tự lậpquy hoạch xây dựng, hồ sơ và tỷ lệ các loạibản đồ, đơn giá lập đối với từngloại quy hoạch xây dựng.

    Điều 13. Yêu cầu chung đối với quy hoạchxây dựng

    Quy hoạch xây dựng phải bảo đảmcác yêu cầu chung sau đây:

    1. Phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểncủa các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất;quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp vớiquy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốcphòng, an ninh, tạo ra động lực phát triểnkinh tế - xã hội;

    2. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnhthổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lýtài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lựcphù hợp với điều kiện tự nhiên, đặcđiểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộkhoa học và công nghệ của đất nướctrong từng giai đoạn phát triển;

    3. Tạo lập được môi trườngsống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn cácnhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao củanhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá,bảo tồn di tích lịch sử- văn hoá, cảnh quanthiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoádân tộc;

    4. Xác lập được cơ sở chocông tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hútđầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụngcác công trình xây dựng trong đô thị, điểm dâncư nông thôn.

    Điều 14. Điều kiện đối với tổchức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng

    a) Có đăng ký hoạt động thiếtkế quy hoạch xây dựng;

    2. Cá nhân hành nghề độc lập thiếtkế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng cácđiều kiện sau đây:

    b) Có đăng ký hoạt động thiếtkế quy hoạch xây dựng.

    Chính phủ quy định phạm vi hoạtđộng thiết kế quy hoạch xây dựng củacá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạchxây dựng.

    MỤC 2
    QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG

    Điều 15. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng

    a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụquy hoạch xây dựng đối với những vùng trọngđiểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ,ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;

    2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xâydựng vùng bao gồm:

    a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nôngthôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của vùng và chiến lược phân bố dâncư của quốc gia cho giai đoạn năm năm,mười năm và dài hơn;

    b) Tổ chức không gian các cơ sở côngnghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầngkỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùngtheo từng giai đoạn phù hợp với tiềmnăng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của vùng;

    c) Tổ chức không gian hệ thốngđô thị, điểm dân cư phù hợp với điềukiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực,bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tàinguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng.

    Điều 16. Nội dung quy hoạch xây dựng vùng

    Quy hoạch xây dựng vùng phải bảođảm các nội dung chính sau đây:

    1. Xác định hệ thống các đô thị,các điểm dân cư để phục vụ công nghiệp,nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, các khu vực bảovệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu chứcnăng khác;

    2. Bố trí hệ thống các công trình hạtầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệmôi trường;

    3. Định hướng phát triển cáccông trình chuyên ngành;

    4. Xác định đất dự trữđể phục vụ cho nhu cầu phát triển; sửdụng đất có hiệu quả.

    Điều 17.

    1. Bộ Xây dựng tổchức lập, thẩm định quy hoạch xây dựngvùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến củacác bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan.

    2. Uỷ ban nhân dân cấptỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựngvùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý saukhi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyếtđịnh.

    Điều 18. Điều chỉnh quy hoạch xây dựngvùng

    1. Quy hoạch xây dựng vùng đượcđiều chỉnh khi có một trong các trường hợpsau đây:

    a) Có sự điều chỉnh quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội củavùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; chiếnlược quốc phòng, an ninh;

    b) Có thay đổi về điều kiệnđịa lý, tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội.

    2. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụđiều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựngvùngđược quy định như sau:

    a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệtnhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điềuchỉnh xây dựng vùng đối với các vùng trọngđiểm, vùng liên tỉnh theo đề nghị của BộXây dựng sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷban nhân dân các tỉnh có liên quan;

    b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệmvụ điều chỉnh và quy hoạch điều chỉnhxây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quảnlý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

    MỤC 3
    QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

    Điều 19. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựngđô thị

    1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạchchung xây dựng đô thị được quy địnhnhư sau:

    a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụquy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh,các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến củacác bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;

    b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệmvụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loạiđặc biệt, loại 1, loại 2, trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng tổ chứcthẩm định, trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt. Đối với đô thị loại 3, Uỷban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạchchung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấpquyết định;

    2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạchchung xây dựng đô thị bao gồm:

    a) Xác định tính chất của đô thị,quy mô dân số đô thị, định hướng pháttriển không gian đô thị và các công trình hạ tầngkỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giaiđoạn năm năm, mười năm và dự báohướng phát triển của đô thị cho giai đoạnhai mươi năm;

    b) Đối với quy hoạch chung xây dựngcải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều này còn phảixác định những khu vực phải giải toả,những khu vực được giữ lại đểchỉnh trang, những khu vực phải đượcbảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theođặc điểm của từng đô thị.

    Điều 20. Nội dung quy hoạch chung xây dựngđô thị

    1. Quy hoạch chung xây dựngđô thị phải bảo đảm xác định tổngmặt bằng sử dụng đất của đô thịtheo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch;phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số,hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinhtế - kỹ thuật khác của từng khu chứcnăng và của đô thị; bố trí tổng thể cáccông trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xácđịnh chỉ giới xây dựng, chỉ giớiđường đỏ của các tuyến đườnggiao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựngkhống chế của từng khu vực và toàn đô thị.

    2. Quy hoạch chung xây dựngđô thị phải được thiết kế theo quychuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụngđịa hình, cây xanh, mặt nước và các điềukiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắcvăn hoá dân tộc.

    3. Trong trường hợpquy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phảiđề xuất được các giải pháp giữ lạinhững công trình, cảnh quan hiện có phù hợp vớinhiệm vụ đề ra.

    Điều 21. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạchchung xây dựng đô thị

    2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứclập quy hoạch chung xây dựng đô thị loạiđặc biệt, loại 1, loại 2 trong phạm vi tỉnhtrình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xâydựng thẩm định và trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt. Đối với đô thị loại3, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quyhoạch chung xây dựng và trình Hội đồng nhân dâncùng cấp quyết định.

    3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chứclập quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại4, loại 5, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thôngqua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

    Điều 22.

    1. Quy hoạch chung xây dựngđô thị được điều chỉnh khi có mộttrong các trường hợp sau đây:

    a) Thay đổi định hướngphát triển kinh tế - xã hội;

    b) Để thu hút đầu tư các nguồnvốn xây dựng đô thị và các mục tiêu khác không làmthay đổi lớn đến định hướngphát triển đô thị;

    c) Các điều kiện về địalý, tự nhiên có biến động.

    2. Người có thẩm quyền phê duyệtnhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung xây dựngđô thị thì phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnhquy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị đãđược điều chỉnh.

    Điều 23. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựngđô thị

    1. Uỷ ban nhân dân cấphuyện có trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạchchi tiết xây dựng đô thị căn cứ theo yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý xâydựng, yêu cầu của các chủ đầu tư xây dựngcông trình và ý kiến của nhân dân trong khu vực quy hoạch,nhưng không được trái với quy hoạch chung xâydựng đô thị đã được phê duyệt.

    2. Nội dung nhiệmvụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm:

    a) Yêu cầu diệntích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạchchi tiết, thiết kế đô thị, thiết kếđồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội trong khu vực thiết kế;

    b) Lập danh mụcđề xuất biện pháp cải tạo cho nhữngcông trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cảitạo;

    c) Những yêu cầukhác đối với từng khu vực thiết kế.

    Điều 24. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựngđô thị

    a) Xác định mặt bằng, diệntích đất xây dựng các loại công trình trong khu vựclập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;

    b) Xác định chỉ giới đườngđỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng củacác công trình hạ tầng kỹ thuậttrong khu vực lậpquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;

    c) Các giải pháp thiết kế về hệthống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị,các biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trườngsinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liênquan;

    d) Đối với các quy hoạch chi tiếtcải tạo đô thị phải đề xuất cácphương án cải tạo các công trình hiện có phù hợpvới nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quyhoạch chung xây dựng khu vực.

    2. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thịđược lập trên bản đồ địa hìnhvà bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 đến1/2000 tuỳ theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.

    Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chitiết xây dựng đô thị

    1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loạiđặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.

    2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 vàloại 5.

    Điều 26.

    1. Quy hoạch chi tiếtxây dựng đô thị được điều chỉnhkhi có một trong các trường hợp sau đây:

    a) Quy hoạch chung xây dựng đô thịđược điều chỉnh;

    b) Cần khuyến khích, thu hút đầutư.

    2. Người có thẩm quyền phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệtquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đãđược điều chỉnh.

    Điều 27.

    1. Thiết kế đô thị bao gồm nhữngnội dung sau đây:

    a) Trong quy hoạch chung xây dựng đô thị,thiết kế đô thị phải quy định và thểhiện được không gian kiến trúc công trình, cảnhquan của từng khu phố, của toàn bộ đô thị,xác định được giới hạn chiều caocông trìnhcủa từng khu vực và của toàn bộđô thị;

    b) Trong quy hoạch chi tiết xây dựngđô thị, thiết kế đô thị phải quy địnhvà thể hiện được cốt xây dựng củamặt đường, vỉa hè, nền công trình và các tầngcủa công trình, chiều cao công trình, kiến trúc mặtđứng, hình thức kiến trúc mái, màu sắc công trìnhtrên từng tuyến phố;

    c) Thiết kế đô thị phải thểhiện được sự phù hợp với điềukiện tự nhiên của địa phương, hài hoà vớicảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ở khu vực thiếtkế; tận dụng các yếu tố mặt nước,cây xanh; bảo vệdi sản văn hoá, côngtrình di tích lịch sử - văn hóa, giữ gìn bản sắcvăn hoá dân tộc.

    2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cácquy định về quản lý kiến trúc để quảnlý việc xây dựng theo thiết kế đô thịđược duyệt.

    3. Chính phủ quy định cụ thể vềthiết kế đô thị.

    MỤC 4
    QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN

    Điều 28. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựngđiểm dân cư nông thôn

    1. Uỷ ban nhân dân cấpxã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểmdân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

    a) Dự báo quy mô tăng dân số điểmdân cư nông thôn theo từng giai đoạn;

    b) Tổ chức không gian các cơ sở sảnxuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyềnthống trong điểm dân cư nông thôn;

    c) Định hướng phát triển cácđiểm dân cư.

    Điều 29. Nội dung quy hoạch xây dựng điểmdân cư nông thôn

    1. Xác định các khuchức năng, hệ thống các công trình hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội, hướng phát triểncho từng điểm dân cư, thiết kế mẫu nhà ởphù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục,tập quán cho từng vùng để hướng dẫnnhân dân xây dựng.

    2. Quy hoạch chi tiếtxây dựng khu trung tâm xã phải xác định vị trí, diệntích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việccủa các cơ quan, tổ chức, các công trình giáo dục,y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thươngmại, dịch vụ và các công trình khác.

    3. Đối với nhữngđiểm dân cư nông thôn đang tồn tại ổnđịnh lâu dài, khi thực hiện quy hoạch xây dựngthì phải thiết kế cải tạo, chỉnh trang cáckhu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội.

    Điều 30. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạchxây dựng điểm dân cư nông thôn

    Uỷ ban nhân dân cấpxã tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểmdân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mìnhquản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thôngqua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

    Điều 31. Điều chỉnh quy hoạch xây dựngđiểm dân cư nông thôn

    1. Quy hoạch điểmdân cư nông thôn được điều chỉnh khi có mộttrong các trường hợp sau đây:

    a) Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của địaphương được điều chỉnh;

    b) Quy hoạch xây dựngvùng được điều chỉnh;

    c) Các điều kiệnvề địa lý, tự nhiên có biến động.

    2. Uỷ ban nhân dân cấphuyện phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh vàquy hoạch xây dựng điều chỉnh đối vớicác điểm dân cư nông thôn thuộc địa giớihành chính do mình quản lý.

    MỤC 5
    QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG

    Điều 32. Công bố quy hoạch xây dựng

    1. Trong quá trình lậpquy hoạch chi tiết xây dựng phải lấy ý kiếncủa các tổ chức, cá nhân liên quan theo nhiệm vụcủa từng loại quy hoạch xây dựng.

    3. Căn cứ quy hoạch xây dựngđược duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm chỉ đạo thực hiện:

    a) Cắm mốc chỉ giới xây dựng,cốt xây dựng trên thực địa;

    b) Xác định trên thực địa khu vựccấm xây dựng.

    4. Người có trách nhiệm công bố quyhoạch xây dựng phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc không thực hiện hoặc thựchiện chậm việc công bố quy hoạch gây thiệthại về kinh tế khi phải giải phóng mặt bằngđể đầu tư xây dựng công trình.

    5. Đối với quy hoạch chi tiếtxây dựng được duyệt, trong thời hạn banăm kể từ ngày công bố mà chưa thực hiệnhoặc thực hiện không đạt yêu cầu củaquy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt,thì người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạchchi tiết xây dựng phải có trách nhiệm áp dụng cácbiện pháp khắc phục và thông báo cho tổ chức, cánhân trong khu vực quy hoạch biết. Trường hợpquy hoạch chi tiết xây dựng không thể thực hiệnđược thì phải điều chỉnh hoặc huỷbỏ và công bố lại theo quy định tại khoản2 Điều này.

    Điều 33. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng

    1. Cơ quan quản lývề xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấpthông tin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các chủđầu tư xây dựng công trình khi có nhu cầu đầutư xây dựng trong phạm vi được phân cấpquản lý.

    2. Việc cung cấpthông tin được thực hiện dưới các hìnhthức sau đây:

    a) Công khai đồ ánquy hoạch xây dựng bao gồm: sơ đồ, mô hình, bảnvẽ quy hoạch xây dựng;

    b) Giải thích quy hoạch xây dựng;

    c) Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xâydựng.

    3. Chứng chỉ quy hoạch xây dựng baogồm các thông tin về sử dụng đất; các quyđịnh về hệ thống các công trình hạ tầngkỹ thuật, về kiến trúc, về an toàn phòng, chốngcháy, nổ; bảo vệ môi trường và các quy địnhkhác theo quy hoạch chi tiết xây dựng.

    Điều 34. Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng

    1. Quản lý quy hoạchxây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:

    a) Ban hành các quy địnhvề quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầutư xây dựng theo thẩm quyền;

    b) Quản lý việcxây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;

    c) Quản lý các mốc giới ngoài thựcđịa;

    d) Quản lý việc xây dựng đồngbộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

    đ) Đình chỉ xây dựng, xử phạthành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xâydựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng khôngtuân theo quy hoạch xây dựng.

    2. Người có thẩm quyền quản lýquy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về những công việcquản lý được giao và phải bồi thườngthiệt hại do các quyết định không kịp thời,trái với thẩm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước,nhân dân.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11
    Số hiệu: 16/2003/QH11
    Ngày ban hành: 26/11/2003
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2004. Hết hiệu lực một phần .
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11

    Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng