Tư vấn doanh nghiệp; Tư vấn sở hữu trí tuệ; Trang tụng thu hồi nợ; Bất động sản; tranh tụng dân sự; Tư vấn thuế, tài chính;...
Luật Xây dựng - Chương VII:Quản lý nhà nước về xây dựng
CHƯƠNG VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước vềxây dựng
1. Xây dựng và chỉđạo thực hiện chiến lược, kế hoạchphát triển các hoạt động xây dựng.
3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
4. Quản lý chất lượng, lưu trữhồ sơ công trình xây dựng.
5. Cấp, thu hồi các loại giấy phéptrong hoạt động xây dựng.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạmtrong hoạt động xây dựng.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học vàcông nghệ trong hoạt động xây dựng.
8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạtđộng xây dựng.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vựchoạt động xây dựng.
Điều 112. Cơ quan quản lý nhà nước vềxây dựng
2. Bộ Xây dựng chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thốngnhất quản lý nhà nước về xây dựng.
3. Các bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình phối hợp với Bộ Xây dựng đểthực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấpcó trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước vềxây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
1. Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành vềxây dựng.
2. Tổ chức và hoạt động củathanh tra xây dựng do Chính phủ quy định.
Điều 114. Nhiệm vụ của thanh tra xây dựng
Thanh tra xây dựng có các nhiệm vụ sauđây:
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luậtvề xây dựng;
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lýtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhànước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luậtvề xây dựng;
3. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tốcáo về xây dựng.
Điều 115. Quyền và trách nhiệm của thanh tra xây dựng
1. Thanh tra xây dựng có các quyền sauđây:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quancung cấp tài liệu và giải trình những vấn đềcần thiết;
b) Yêu cầu giám định những nộidung có liên quan đến chất lượng công trình trongtrường hợp cần thiết;
c) áp dụng các biện pháp ngăn chặntheo quy định của pháp luật;
d) Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị với cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biệnpháp xử lý;
đ) Các quyền khác theo quy định củapháp luật.
2. Thanh tra xây dựng có trách nhiệm:
a) Thực hiện chức năng, nhiệmvụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định;
b) Xuất trình quyết định thanh tra,thẻ thanh tra viên với đối tượng đượcthanh tra. Việc thanh tra phải được lập thànhbiên bản;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề kết luận của mình và bồi thường thiệthại do kết luận sai gây ra;
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theoquy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cánhân thuộc đối tượng thanh tra có các quyềnsau đây:
a) Yêu cầu thanh tra viên hoặc đoàn thanhtra giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra;
b) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạmpháp luật trong hoạt động thanh tra của thanh traviên.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đốitượng thanh tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tạo điều kiện cho đoàn thanhtra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
b) Cung cấp tài liệu, giải trình các nộidung cần thiết và chấp hành kết luận củathanh tra xây dựng.
1. Việc khiếu nại,tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáođược thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong thời gian khiếunại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức,cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính củacơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng. Khi có quyết định giải quyết khiếunại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền về xây dựng hoặc quyết định,bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtthì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
-------------------------------------------------------------------------
Tên văn bản: Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11
Số hiệu: 16/2003/QH11
Ngày ban hành: 26/11/2003
Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2004. Hết hiệu lực một phần .
Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội
Tài file văn bản toàn văn Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11