Tư vấn doanh nghiệp; Tư vấn sở hữu trí tuệ; Trang tụng thu hồi nợ; Bất động sản; tranh tụng dân sự; Tư vấn thuế, tài chính;...
Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Báo chíngày 28 tháng 12 năm 1989;
Căn cứ Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Nhằm bảo đảm quyềntự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, bảo hộ và tạođiều kiện cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện quyền hoạt động báo chí theoquy định của pháp luật;
Nhằm tăng cườngcông tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí;
Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Giải thíchtừ ngữ
Trong Nghị định này,các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Báo chí"là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
2. "Báo in"là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí,bản tin thời sự, bản tin thông tấn).
3. "Báo nói"là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phátthanh).
4. "Báohình" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chươngtrình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phươngtiện khác nhau).
5. "Báo điệntử" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính(Internet, Intranet).
6. "Bản tin thờisự" là ấn phẩm định kỳ đăng tin thời sự trong nước và thế giới của cơ quanthông tấn nhà nước.
7. "Bản tin thôngtấn" là ấn phẩm định kỳ đăng tin có tính chuyên đề của cơ quan thông tấnnhà nước như văn hóa, thể thao, kinh tế.
8. "Số phụ"là ấn phẩm phụ định kỳ ngoài số báo chính gồm các loại: tuần, cuối tuần, tháng,cuối tháng.
9. ''Phụ trương'' làtrang tăng thêm ngoài số trang quy định của báo và được phát hành cùng số báochính.
10. "Đặcsan" là ấn phẩm có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ tập trung vàomột sự kiện, một chủ đề.
11. ''Chương trìnhphụ'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình định kỳ được thựchiện ngoài chương trình chính.
12. ''Chương trình đặcbiệt'' là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình không định kỳ, tậptrung vào một sự kiện, một chủ đề.
13. "Họpbáo" là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước cácđại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề cóliên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó.
14. "Lưu chiểubáo chí" là hoạt động xuất trình các sản phẩm báo chí của cơ quan báo chícho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lưu giữ và kiểm tra trước khi pháthành.
15. "Phát hànhbáo chí" là việc lưu hành các sản phẩm báo chí đến người sử dụng báo chíthông qua các phương tiện khác nhau.
16. "Quảng cáotrên báo chí" là hình thức thông báo, giới thiệu đến công chúng về hoạtđộng kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại và dịch vụ phi thương mại của tổchức, cá nhân bằng các loại hình báo chí.
17. "Đăng, pháttrên báo chí" là việc đưa thông tin trên báo chí.
18. "Tác phẩm báochí" là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh... đã đượcđăng, phát trên báo chí.
Chương II
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN
Điều 2. Trách nhiệmcủa cơ quan báo chí
1. Các cơ quan báo chíthực hiện quyền tự do báo chí và có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do báo chí, tựdo ngôn luận trên báo chí của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quanbáochí có trách nhiệm tiếp nhận và đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnhvà các tác phẩm báo chí khác của công dân có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mụcđích, đối tượng phục vụ, định hướng thông tin và không vi phạm Điều 10 của LuậtBáo chí và những quy định cụ thể trong Nghị định này. Trường hợp không đăng,phát thì trong thời hạn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, cơ quan báo chí cótrách nhiệm trả lời cho tác giả bằng văn bản hoặc đăng, phát trên báo chí bằnghình thức hộp thư, nhắn tin.
3. Kể từ khi nhận đượcvăn bản trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tốcáo, hoặc văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trả lời kiến nghị, phê bình đốivới vấn đề mà báo chí nêu hoặc tiếp nhận thì cơ quan báo chí có trách nhiệmthông báo cho tổ chức, công dân có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phê bình hoặcđăng, phát trên báo chí của mình trong thời hạn mười (10) ngày đối với báo ngàyvà đài phát thanh, đài truyền hình, mười lăm (15) ngày đối với báo tuần, trênsố ra tiếp gần nhất đối với tạp chí.
Điều 3. Trách nhiệmcủa tổ chức, người có chức vụ
Khi cơ quan nhà nước,tổ chức Đảng, tổ chức xã hội (gọi chung là tổ chức) và người có chức vụ nhận đượcý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân, tố cáo của côngdân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí, trong thời hạnba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát thì ngườiđứng đầu tổ chức, người có chức vụ phải thông báo cho cơ quan báo chí kết quảhoặc biện pháp giải quyết.
Nếu quá thời hạn nêutrên mà không nhận được thông báo của người đứng đầu tổ chức, người có chức vụthì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tốcáo của công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấnđề đó lên báo chí.
Chương III
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ
Điều 4. Cải chínhtrên báo chí
1. Khi có văn bản kếtluận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí saisự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩmcủa cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận đócùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Cơ quan báo chí phảiđăng, phát văn bản kết luận vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối vớibáo in, báo điện tử), đúng chuyên mục đã phát sóng (đối với báo nói, báo hình)mà báo chí đã đăng, phát thông tin trên.
Thời điểm đăng, phát đượctính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận như sau: năm (5) ngàyđối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình; mười (10) ngày đối với báotuần và trong số ra gần nhất đối với tạp chí. Đối với tạp chí xuất bản trên bamươi (30) ngày/kỳ thì ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó trong số ra gầnnhất, còn phải thông qua một tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyềnhình có phạm vi phát hành, phủ sóng tương đương với phạm vi phát hành của tạpchí mình để đăng, phát kết luận đó và phải chịu toàn bộ phí tổn về việc cảichính.
2. Trường hợp cơ quanbáo chí, tác giả tự phát hiện nội dung thông tin trên báo chí, tác phẩm củamình có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức,danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải cải chính, xin lỗi trên báo chí củamình đồng thời phải gửi văn bản cải chính, xin lỗi đến tổ chức, cá nhân đó.
Thể thức cải chính,xin lỗi trên báo chí như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan báo chínhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về những nội dung đềcập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sựthật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đóđúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu khôngđược vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.
Trường hợp không nhấttrí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tintiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu củatổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơquan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thôngtin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản củabáo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theoquy định của pháp luật.
Thể thức, thời gianđăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân như quy định tại khoản 1 Điềunày.
Cơ quan báo chí cóquyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu lời phát biểu củatổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quanbáo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo chotổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bảntới cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Điều 5. Những điềukhông được thông tin trên báo chí
Quy định cụ thể cáckhoản mà Điều 10 Luật Báo chí đã nêu, như sau:
1. Không được đăng,phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái pháp luật, có nộidung chống đối Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khốiđoàn kết toàn dân.
2. Không được miêu tảtỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh vềcác vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh,ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuầnphong mỹ tục Việt Nam.
3. Không được đăng,phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uytín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinhhoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, nhữngngười có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạmtội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).
4. Không được đăng,phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhânkhi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sởhữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân cóliên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiệntheo quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Không được đăng,phát tin, bài truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan. Đối với loại thông tin vềnhững vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần cóchú dẫn xuất xứ tư liệu (nguồn gốc tác phẩm, nơi công bố, thời gian).
6. Việc sử dụng cácvăn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theođúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm2000.
Đối với văn kiện, tàiliệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ ánđang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theonguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dungthông tin đó.
Chương IV
TỔ CHỨC BÁO CHÍ VÀ NHÀ BÁO
Điều 6. Cơ quan chủquản báo chí
1. Căn cứ vào Luật Báochí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và quy hoạch phát triểnbáo chí của Chính phủ, các tổ chức quy định tại Điều 1 Luật Báo chí có quyềnđứng tên xin thành lập cơ quan báo chí và là cơ quan chủ quản báo chí sau khi đượccơ quan quản lý Nhà nước về báo chí cấp giấy phép thành lập cơ quan báo chí.
2. Người đứng đầu cơquan chủ quản báo chí chỉ đạo, theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí, chịutrách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối vớicác sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.
3. Cơ quan chủ quảnbáo chí bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập (báoin, báo điện tử), Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc (đàiphát thanh, đài truyền hình, cơ sở nghe - nhìn thời sự) sau khi có sự thốngnhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Người đứng đầu cơ quanchủ quản báo chí, người được cử thay mặt cơ quan chủ quản theo dõi, chỉ đạo cơquan báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
4. Cơ quan chủ quảnbáo chí quy định chế độ kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí, định kỳ báo cáovề hoạt động của cơ quan báo chí với Bộ Văn hóa - Thông tin.
5. Cơ quan chủ quảnbáo chí có trách nhiệm cấp kinh phí ban đầu, trụ sở, đầu tư trang thiết bị, phươngtiện nghiệp vụ, trợ giá cho cơ quan báo chí trong trường hợp báo chí do thựchiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phải bán dưới giá thành, hoặc được cấpkinh phí hoạt động (đối với đài phát thanh, đài truyền hình).
Điều 7. Quyền hạncủa cơ quan báo chí
1. Được cơ quan chủquản báo chí cấp vốn, kinh phí hoạt động, trợ giá, bù lỗ. Ngoài các chế độ ưuđãi về thuế, ưu đãi về phí đối với hoạt động xuất bản, phát hành báo chí, cáccơ quan báo chí của các tổ chức chính trị, báo chí phục vụ thiếu nhi, phục vụđồng bào miền núi, hải đảo, đồng bào các dân tộc thiểu số, báo chí đối ngoại vàkhoa học kỹ thuật được Nhà nước xem xét để tài trợ hàng năm.
2. Được tổ chức hoạtđộng kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành sách báo,quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh các thiết bị, vật tư liên quanđến chuyên môn nghiệp vụ báo chí để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự nghiệpphát triển báo chí.
Cơ quan báo chí có nhucầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ở các lĩnh vực khác liên quan đếnchuyên môn nghiệp vụ của cơ quan báo chí thì phải được sự đồng ý của cơ quanchủ quản và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí để biết.
Hoạt động kinh doanh,dịch vụ phải đăng ký kinh doanh tách biệt với hoạt động nghiệp vụ của cơ quanbáo chívà phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực,ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mà cơ quan báo chí kinh doanh.
3. Được nhận và sửdụng các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nướcvào các hoạt động phù hợp quy định của luật pháp.
Cơ quan chủ quản báochí có trách nhiệm hướng dẫn việc tiếp nhận sử dụng các khoản tài trợ tự nguyệntheo đúng quy định của Nhà nước.
Người đứng đầu cơ quanbáo chí chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật vềviệc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ.
Điều 8. Quyền hạncủa nhà báo
1. Được đến các cơquan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tàiliệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻnhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tưliệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Được thực hiện cáchoạt động nghiệp vụ tạicác kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dâncác cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp kháchcủa Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo giấy mời và các quy địnhcụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó.
3. Được hoạt độngnghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử côngkhai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luậtsư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
4. Được ưu tiên trongviệc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyển nhanh điện tín, bài báo và ảnh,băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ấn phẩm báo chí khi hoạt động nghiệp vụ.
5. Được ưu tiên, tạođiều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông bị ách tắc, khó khăn vàđược hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện giao thông của cơ quan báo chívà nhà báo khi phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí.
Chương V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ
Điều 9.
1. Bộ Văn hóa - Thôngtin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí, cónhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lập và chỉ đạo thựchiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí (bao gồm báo in, báo điệntử, thông tấn, phát thanh, truyền hình); kế hoạch đầu tư, ngân sách, quy hoạch,kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí. Tổ chức, quản lý công tác nghiêncứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thông tin đại chúng;
b) Soạn thảo dự ánluật, văn bản dưới luật, chính sách, chế độ về báo chí, hướng dẫn thi hành cácchủ trương, chính sách về báo chí, chính sách về đầu tư, tài trợ cho báo chí,chính sách, chế độ đối với cơ quan báo chí và nhà báo;
c) Cấp và thu hồi giấyphép hoạt động báo chí theo quy định tại Điều 19 Luật Báo chí; cấp giấy phépxuất bản đặc san, số phụ, phụ trương, chương trình đặc biệt, chương trình phụtheo quy định tại Điều 21 Luật Báo chí;
d) Cấp và kiểm traviệc sử dụng thẻ nhà báo; thu hồi thẻ nhà báo;
đ) Kiểm tra báo lưuchiểu, quản lý kho lưu chiểu báo chí quốc gia;
e) Khen thưởng các tổchức, cá nhân, cơ quan báo chí và nhà báo có thành tích. Thanh tra, kiểm trahoặc phối hợp kiểm tra thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định vềbáo chí;
g) Tổ chức thông tincho báo chí theo các quy định của Luật Báo chí;
h) Quản lý hoạt độngcủa báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ quan hữu quan quản lýhoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chícủa người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
i) Ký kết các điều ướcquốc tế trong lĩnh vực báo chí;
k) Phối hợp với cácBộ, cơ quan ngang Bộ quản lý báo chí thuộc các lĩnh vực theo sự phân công củaChính phủ.
Cục Báo chí là cơ quangiúp Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chítrong cả nước.
2. Các Bộ, cơ quanngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lýnhà nước về báo chí bao gồm các nội dung:
a) Thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí đối với các cơ quan báo chí trựcthuộc;
b) Xây dựng quy hoạchhệ thống báo chí trực thuộc;
c) Trực tiếp chỉ đạo,quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc;
d) Có trách nhiệm giảiquyết các vướng mắc, khiếu nại liên quan đến cơ quan báo chí trực thuộc.
Điều 10. Cơ quanquản lý nhà nước về báo chí ở địa phương
Uy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương,có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng dự án quyhoạch phát triển báo chí địa phương theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Kiểm tra việc thựchiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí của địaphương. Thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí Trung ương và báo chí địa phươngkhác hoạt động tại địa phương mình theo ủy quyền của Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức thanh tra,hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động báo chí, việc nhậpkhẩu và lưu hành báo chí nước ngoài tại địa phương mình theo quy định của phápluật.
Sở Văn hóa - Thông tingiúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năngquản lý nhà nước về báo chí.
Điều 11. Thanh travề báo chí
1. Thanh tra chuyênngành Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báochí.
2. Nội dung hoạt độngthanh tra:
a) Thanh tra việc chấphành pháp luật về hoạt động báo chí;
b) Hướng dẫn giảiquyết khiếu nại về hoạt động báo chí;
c) Kiến nghị các biệnpháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện phápluật, chính sách báo chí.
3. Đối tượng thanh tralà hoạt động báo chí của các tổ chức, cơ quan báo chí, nhà báo và cá nhân.
4. Quyền hạn của thanhtra:
a) Kiến nghị với cơquan có thẩm quyền khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và côngdân có thành tích trong hoạt động báo chí;
b) Quyết định xử phạtvi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩmquyền xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí;
c) Yêu cầu các đươngsự và các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cầnthiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
d) Trong quá trìnhthanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra cóthẩm quyền;
đ) Thực hiện các quyềnhạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Điều kiệnđược cấp phép hoạt động báo chí
1. Có người đứng đầucơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên,bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
Người đứng đầu cơ quanbáo chí, các chức danh chủ yếu, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chíphải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định về người làm báo chí.
Người đứng đầu cơ quanbáo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí.
2. Xác định rõ tên cơquan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối vớimọi loại hình báo chí; phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ,số trang, số lượng, nơi in đối với báo in, báo điện tử; công suất, thời gian,tần số, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng đối với báo nói, báo hình phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
3. Phù hợp với quyhoạch phát triển báo chí.
4. Có trụ sở chínhthức, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động của cơ quanbáo chí.
5. Đối với đài phátthanh, đài truyền hình, ngoài các điều kiện trên, việc sử dụng máy phát (côngsuất, thời gian, phạm vi tỏa sóng), tần số vô tuyến điện phải có giấy phép docơ quan quản lý nhà nước về tần số cấp.
6. Đối với tổ chứcđứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,phải có ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí và việc xin phép hoạt động báochí đó phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương.
Điều 13. Cấp giấyphép hoạt động báo chí
1. Bộ Văn hóa - Thôngtin là cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm kiểm tra đầyđủ các điều kiện của tổ chức xin phép hoạt động báo chí trước khi cấp giấyphép.
2. Cơ quan báo chímuốn xuất bản các ấn phẩm, phát sóng các chương trình không nằm trong quy địnhcủa giấy phép hoạt động báo chí đã cấp, phải xin phép Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức không có cơquan báo chí, muốn xuất bản đặc san phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép.
4. Hồ sơ xin phép hoạtđộng báo chí và xuất bản đặc san theo quy định và mẫu thống nhất của Bộ Văn hóa- Thông tin.
Bộ Văn hóa - Thông tinquy định mẫu hồ sơ, giấy phép, quy chế và hướng dẫn thủ tục xin, cấp giấy phép.
5. Trong trường hợpkhông cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồsơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải trả lờibằng văn bản, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nạivới cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án.
Điều 14. Hiệu lựccủa giấy phép
1. Sau khi nhận đượcgiấy phép hoạt động báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trên các phươngtiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin máy tính, phátsóng thử nghiệm.
2. Sau chín mươi (90)ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thìgiấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấyphép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.
3. Cơ quan báo chí tạmngừng hoạt động hoặc thôi không hoạt động nữa, phải báo trước mười (10) ngàybằng văn bản cho Bộ Văn hóa - Thông tin; phải tự thông báo trên báo chí củamình. Trường hợp không hoạt động nữa thì giấy phép bị thu hồi.
4. Thay đổi một trongnhững điều sau đây phải xin phép Bộ Văn hóa -Thông tin:
a) Tên báo chí;
b) Tôn chỉ, mục đích,kỳ hạn xuất bản, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, phạm vi tỏasóng, ngôn ngữ thể hiện.
5. Thay đổi một trongnhững điều sau đây phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về tần số:
a) Loại máy phát, côngsuất, thời gian, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng, đặc điểm kỹ thuật của ăng-tenphát;
b) Tần số hoặc kênhtần số vô tuyến điện.
6. Thay đổi cách trìnhbày tên báo, khuôn khổ, số trang, nơi in, thay đổi thời gian phát hành, thờigian, thời lượng phát sóng, nơi phát sóng, trụ sở chính, phải báo cáo bằng vănbản và phải được Bộ Văn hóa - Thông tin đồng ý bằng văn bản.
Điều 15. Các nộidung phải ghi trên trang một, bìa một, trang trong của báo và tạp chí
1. Trang một của báo,bìa một của tạp chí:
a) Tên báo chí;
b) Tên cơ quan chủquản (in dưới tên báo chí);
c) Số thứ tự của kỳphát hành báo chí;
d) Ngày, tháng, nămphát hành.
2. Trang trong củabáo, tạp chí:
a) Số giấy phép, ngàycấp, cơ quan cấp giấy phép;
b) Địa chỉ của cơ quanbáo chí, số điện thoại, telex, fax;
c) Họ, tên Tổng biêntập;
d) Nơi in, khuôn khổ,số trang;
đ) Kỳ hạn xuất bản;
e) Giá bán.
Điều 16. Lưu chiểubáo chí
1. Đối tượng:
a) Báo chí xuất bản, lưuhành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp lưu chiểutrước khi phát hành;
b) Báo chí nộp lưuchiểu phải ghi rõ: báo chí nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưuchiểu, chữ ký của Tổng biên tập hoặc người được ủy quyền.
2. Thời gian nộp báochí lưu chiểu:
a) Báo in xuất bảnhàng ngày phải nộp lưu chiểu trước tám (8) giờ sáng hàng ngày.
b) Báo in không rahàng ngày nộp lưu chiểu trước khi phát hành sáu (6) tiếng đồng hồ.
c) Báo chí nước ngoàiđược cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập để phát hành rộng rãi phải nộp lưuchiểu trước khi phát hành mười hai (12) tiếng đồng hồ.
3. Địa điểm và số lượngbáo chí nộp lưu chiểu:
a) Báo chí lưu chiểunộp cho:
Bộ Văn hóa - Thông tin(Cục Báo chí): sáu (6) bản (báo chí nước ngoài nhập để phát hành rộng rãi chỉnộp hai (2) bản).
Sở Văn hóa - Thông tinđịa phương nơi báo chí xuất bản: một (1) bản.
Thư viện quốc gia:theo thể lệ lưu chiểu văn hóa phẩm;
b) Báo chí không xuấtbản ở Hà Nội, nộp lưu chiểu cho Bộ Văn hóa - Thông tin qua Bưu điện cùng mộtlúc nộp lưu chiểu cho Sở Văn hóa - Thông tin địa phương, tính thời gian nộp lưuchiểu theo dấu tem Bưu điện;
c) Báo chí được phépin lại, phải nộp lưu chiểu như lần thứ nhất.
4. Báo chí nộp lưuchiểu qua bưu điện phải đăng ký với cơ quan bưu điện nơi báo chí xuất bản. Báochí lưu chiểu được chuyển nhanh nhất và đầy đủ đến cơ quan nhận lưu chiểu.
5. Chương trình phátthanh, truyền hình đã phát sóng, báo điện tử đã phát trên mạng phải lưu giữ vănbản tại cơ quan báo chí ít nhất sáu (6) tháng, lưu giữ các phim, băng, đĩa ghiâm, ghi hình đã phát trên sóng, trên mạng ít nhất ba mươi (30) ngày.
Điều 17. Phát hànhbáo chí
1. Cơ quan báo chíthực hiện phát hành báo chí theo đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt độngbáo chí.
2. Ngành bưu chínhviễn thông có trách nhiệm phát hành báo chí xuất bản trong nước và báo chí nướcngoài nhập vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng với cơ quan báo chí và cơ quan đượcphép xuất nhập khẩu báo chí đúng với quy định ghi trong giấy phép.
Tổ chức, cá nhân trongnước có nhu cầu đặt mua báo chí qua hệ thống phát hành của ngành bưu chính viễnthông thì ngành bưu chính viễn thông ký kết hợp đồng với cơ quan báo chí để đápứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Cước phí vận chuyển đến từng vùng theo khungcước phí phát hành do Chính phủ quy định.
Cơ quan báo chí tựphát hành một phần hoặc toàn bộ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp mạng lướiphát hành của mình hoạt động đúng pháp luật.
Các tổ chức, cá nhântham gia phát hành báo chí phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước vềphát hành báo chí.
Trường hợp có lệnh thuhồi của Bộ Văn hóa - Thông tin, thì các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhântham gia phát hành báo chí, cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí, Sở Vănhóa - Thông tin và Sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm thực hiện. Cơ quan báo chí hoặc cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chíphải chịu chi phí cho việc thu hồi những ấn phẩm của mình.
3. Bộ Văn hóa - Thôngtin cùng cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính quy định cụ thể về phát hành báochí in. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quantrình Thủ tướng Chính phủ quy định mức khung cước phí phát hành cho từng khuvực trong cả nước nhằm phát hành báo chí đến các vùng có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đến cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Bộ Văn hoá - Thôngtin quy định cụ thể về quản lý nội dung thông tin thu, phát trực tiếp qua vệtinh, qua mạng máy tính và thông tin phát lại của đài phát thanh, đài truyềnhình, cơ sở Internet, Intranet của các tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài cưtrú tại Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhânViệt Nam và nước ngoài được nhận ủy thác của cơ quan báo chí, cơ sở phát hànhbáo chí để phát hành báo chí Việt Nam ra nước ngoài.
6. Báo chí xuất bản ởnước ngoài phát hành vào Việt Nam phải được phép của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Tổ chức, cá nhân cónhu cầu nhập khẩu báo chí phi mậu dịch phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấpgiấy phép.
Điều 18. Quảng cáotrên báo chí
Báo chí được đăng,phát quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật về quảng cáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam.
Điều 19. Họp báo
1. Tổ chức, công dânmuốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là hai mươi tư (24) tiếngđồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
a) Tổ chức ở Trung ươngthông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);
b) Tổ chức, công dân ởtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin);
Nội dung họp báo phảiphù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
2. Việc họp báo chỉ đượctổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thờihạn chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
3. Bộ Văn hóa - Thôngtin, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấpnhận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nộidung họp báo vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, Điều 5 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức,đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam muốn họp báo phải tuântheo các quy định về hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20.
1. Cơ quan báo chí,nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích và cống hiến vào hoạt động báo chíthì được khen thưởng theo các quy định về khen thưởng của Nhà nước.
2. Chính phủ hỗ trợngân sách để trao tặng giải thưởng báo chí hàng năm cho các tác phẩm báo chíxuất sắc.
Điều 21.
Cơ quan báo chí; cơquan chủ quản báo chí; người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo, người hoạt độngnghiệp vụ báo chí; tổ chức, cá nhân khác có các hành vi vi phạm pháp luật vềbáo chí, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạthành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Việc xử phạt hànhchính phải tuân theo các quy định tại Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa -thông tin.
Điều 22. Thẩm quyềnxử lý vi phạm
1. Bộ Văn hóa - Thôngtin có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí của tổchức, cá nhân trong cả nước.
2. Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử lý các vi phạm hànhchính trong hoạt động báo chí của tổ chức, cá nhân ở địa phương.
Trường hợp Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý không thỏa đáng thì Bộtrưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định hình thức xử lý thích hợp.
3. Bộ Văn hóa - Thôngtin quyết định việc thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình; đìnhbản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; thu hồi thẻ nhà báo.
Trong trường hợp khẩncấp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền ralệnh tạm thời và phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin xem xétvà ra quyết định chính thức.
4. Thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính theo Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 củaChính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24.
1. Nghị định này cóhiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 133/HĐBTngày 20 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chitiết thi hành Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989.
2. Những quy định trướcđây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 25. Hoạt động báo chí Việt Nam liênquan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theocác quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 26. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì,phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 27. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
----------------------------------------------
Tên văn bản: Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
Số hiệu: 51/2002/NĐ-CP
Ngày ban hành: 26/04/2002
Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 11/05/2002. Còn hiệu lực .
Người / Cơ quan ban hành: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Người ký: Phan Văn Khải - Thủ tướng