Luật luật sư - Chương V:Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

    Chương V

    TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ

    Mục 1

    TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ Ở TỈNH,

    THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    Điều 60. Đoàn luật sư

    1. Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.

    2. Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

    3. Đoàn luật sư có Điều lệ để điều chỉnh quan hệ nội bộ của Đoàn.

    4. Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư.

    Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư do Điều lệ Đoàn luật sư quy định.

    Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư

    1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.

    2. Giám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư là thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương; xử lý kỷ luật đối với luật sư.

    3. Giám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

    4. Tổ chức đăng ký và giám sát người tập sự hành nghề luật sư.

    5. Nhận hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

    6. Tổ chức đăng ký việc gia nhập Đoàn luật sư; tổ chức việc chuyển, tiếp nhận luật sư; đề nghị tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư.

    7. Phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

    8. Hoà giải tranh chấp giữa người tập sự hành nghề luật sư, luật sư với tổ chức hành nghề luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư.

    9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

    10. Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư.

    11. Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư.

    12. Tổ chức để các luật sư tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

    13. Báo cáo tổ chức luật sư toàn quốc về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư.

    14. Gửi Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các nghị quyết, quyết định của Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật và khi được yêu cầu.

    Điều 62. Các cơ quan của Đoàn luật sư

    1. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn luật sư.

    2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư là cơ quan chấp hành của Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư, do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư bầu ra.

    3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

    Điều 63. Điều lệ Đoàn luật sư

    1. Căn cứ quy định của Luật này, pháp luật về hội và Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc, Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư thông qua Điều lệ Đoàn luật sư.

    2. Điều lệ Đoàn luật sư gồm những nội dung chính sau đây:

    a) Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư;

    b) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư;

    c) Thủ tục đăng ký việc tập sự hành nghề luật sư, gia nhập Đoàn luật sư, rút tên khỏi danh sách người tập sự hành nghề luật sư, rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư;

    d) Cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Đoàn luật sư;

    đ) Tài chính của Đoàn luật sư;

    e) Việc khen thưởng, kỷ luật đối với luật sư;

    g) Phí gia nhập Đoàn luật sư, phí thành viên;

    h) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

    i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ của Đoàn luật sư;

    k) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.

    3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được thông qua, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Điều lệ Đoàn luật sư tới Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ Đoàn luật sư, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt Điều lệ. Điều lệ Đoàn luật sư có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.

    Mục 2

    TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TOÀN QUỐC CỦA LUẬT SƯ

    Điều 64. Tổ chức luật sư toàn quốc

    1. Tổ chức luật sư toàn quốc là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.

    Thành viên của tổ chức luật sư toàn quốc là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia tổ chức luật sư toàn quốc thông qua Đoàn luật sư nơi mình gia nhập.

    2. Tổ chức luật sư toàn quốc có Điều lệ.

    Quyền, nghĩa vụ của thành viên tổ chức luật sư toàn quốc do Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc quy định.

    Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức luật sư toàn quốc

    1. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, các Đoàn luật sư trong phạm vi cả nước.

    2. Ban hành và giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

    3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành Quy chế tập sự hành nghề luật sư; đào tạo nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

    4. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho luật sư.

    5. Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước.

    6. Quy định mẫu trang phục luật sư tham gia phiên toà, mẫu Thẻ luật sư; cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư.

    7. Quy định việc miễn, giảm thù lao, trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thù lao, chi phí của luật sư.

    8. Quy định phí tập sự hành nghề luật sư, phí gia nhập Đoàn luật sư, phí thành viên.

    9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

    10. Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư.

    11. Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

    12. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư.

    13. Gửi Bộ Tư pháp các nghị quyết, quyết định của tổ chức luật sư toàn quốc theo quy định của pháp luật và khi được yêu cầu.

    14. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc.

    Điều 66. Các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc

    1. Các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc gồm có:

    a) Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức luật sư toàn quốc;

    b) Hội đồng luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của tổ chức luật sư toàn quốc giữa hai kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc;

    c) Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc là cơ quan điều hành công việc của tổ chức luật sư toàn quốc giữa hai kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc;

    d) Các cơ quan khác do Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc quy định.

    2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc do Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc quy định.

    Điều 67. Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc

    1. Căn cứ quy định của Luật này và pháp luật về hội, Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc thông qua Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc.

    2. Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc gồm những nội dung chính sau đây:

    a) Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của tổ chức luật sư toàn quốc;

    b) Quyền, nghĩa vụ của thành viên tổ chức luật sư toàn quốc;

    c) Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư;

    d) Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư;

    đ) Mẫu trang phục luật sư tham gia phiên toà, mẫu Thẻ luật sư; thủ tục cấp, đổi và thu hồi Thẻ luật sư;

    e) Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc, Đoàn luật sư; mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và tổ chức hành nghề luật sư;

    g) Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc; thủ tục và trình tự tiến hành Đại hội;

    h) Phí tập sự hành nghề luật sư; phí gia nhập Đoàn luật sư; phí thành viên;

    i) Tài chính của tổ chức luật sư toàn quốc;

    k) Khen thưởng, thủ tục xem xét kỷ luật luật sư; thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo;

    l) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.

    3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc gửi Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc tới Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Điều lệ sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật luật sư - Luật 65/2006/QH11
    Số hiệu: 65/2006/QH11
    Ngày ban hành: 29/06/2006
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/01/2007. Còn hiệu lực.
    Phần hết hiệu lực: Điều 8, Điều 52, Điều 63 và cụm từ “bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư” (theo Luật số 20/2012/QH13 của Quốc hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư)
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật luật sư - Luật 65/2006/QH11

    Luật luật sư

    Luật luật sư

    Luật luật sư

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng