Luật luật sư - Chương VI:Hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam

    Chương VI

    HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI,

    LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    Mục 1

    HÀNH NGHỀ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

    NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    Điều 68. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

    Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật này.

    Điều 69. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

    1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

    a) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);

    b) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).

    2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 70. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

    Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam, được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam, tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cho khách hàng trước Toà án Việt Nam đối với các vụ, việc mà chi nhánh, công ty luật nước ngoài thực hiện tư vấn pháp luật, trừ vụ án hình sự.

    Điều 71. Chi nhánh

    1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật này.

    2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.

    3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức luật sư nước ngoài. Trưởng chi nhánh có thể là luật sư Việt Nam.

    Điều 72. Công ty luật nước ngoài

    1. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.

    Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.

    2. Giám đốc công ty luật nước ngoài là luật sư và có thể là luật sư Việt Nam.

    Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

    1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây:

    a) Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng k‎ý hoạt động;

    b) Nhận thù lao từ khách hàng;

    c) Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam;

    d) Nhận người tập sự hành nghề luật sư Việt Nam vào tập sự hành nghề luật sư;

    đ) Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    e) Các quyền khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;

    b) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng;

    c) Bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác;

    d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

    đ) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính;

    e) Nhập khẩu phương tiện cần thiết cho hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Mục 2

    HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    Điều 74. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài

    Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:

    1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

    2. Tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    3. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

    Điều 75. Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài

    Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

    1. Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

    2. Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.

    Điều 76. Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài

    Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn về pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam.

    Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài

    1. Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:

    a) Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 75 của Luật này;

    b) Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    c) Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;

    b) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật này; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;

    c) Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;

    d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Mục 3

    THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH,

    CÔNG TY LUẬT NƯỚC NGOÀI, LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

    Điều 78. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài

    1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải có hồ sơ thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.

    Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.

    2. Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm có:

    a) Đơn đề nghị thành lập chi nhánh;

    b) Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

    c) Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;

    d) Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh;

    đ) Quyết định cử luật sư làm Trưởng chi nhánh.

    3. Hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài gồm có:

    a) Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài;

    b) Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;

    c) Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;

    d) Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

    đ) Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh.

    4. Điều lệ công ty luật nước ngoài gồm những nội dung chính sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh; tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;

    b) Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;

    c) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và quan hệ của luật sư thành viên công ty luật nước ngoài;

    d) Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty luật nước ngoài;

    đ) Người đại diện theo pháp luật của công ty luật nước ngoài;

    e) Thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động của công ty luật nước ngoài;

    g) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty luật nước ngoài.

    Điều 79. Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

    1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở.

    2. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:

    a) Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài;

    b) Giấy tờ chứng minh về trụ sở.

    3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

    Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

    Điều 80. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

    1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có dự định thay đổi một trong các nội dung sau đây của Giấy phép thành lập thì phải làm đơn gửi Bộ Tư pháp và chỉ được thay đổi khi có sự chấp thuận của Bộ Tư pháp:

    a) Tên chi nhánh, công ty luật nước ngoài;

    b) Chuyển trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;

    c) Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài;

    d) Lĩnh vực hành nghề.

    Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi, Bộ Tư pháp xem xét và ra văn bản chấp thuận; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.

    2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký việc thay đổi tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở; trường hợp thay đổi trụ sở quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì còn phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở cũ.

    3. Trường hợp thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

    4. Trường hợp thay đổi trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi.

    Điều 81. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

    1. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam được thành lập chi nhánh ở trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đăng ký hoạt động.

    2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Chi nhánh được thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

    3. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh.

    4. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có hồ sơ thành lập chi nhánh gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.

    5. Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm có:

    a) Đơn đề nghị thành lập chi nhánh;

    b) Bản sao Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài;

    c) Giấy uỷ quyền cho luật sư làm Trưởng chi nhánh;

    d) Bản sao Giấy phép hành nghề của luật sư được uỷ quyền làm Trưởng chi nhánh;

    đ) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.

    6. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động của chi nhánh tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

    Điều 82. Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài

    1. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải có hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.

    2. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài có thời hạn năm năm và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.

    3. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài thay thế Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    4. Hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài gồm có:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam;

    b) Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;

    c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật luật sư - Luật 65/2006/QH11
    Số hiệu: 65/2006/QH11
    Ngày ban hành: 29/06/2006
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/01/2007. Còn hiệu lực.
    Phần hết hiệu lực: Điều 8, Điều 52, Điều 63 và cụm từ “bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư” (theo Luật số 20/2012/QH13 của Quốc hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư)
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật luật sư - Luật 65/2006/QH11

    Luật luật sư

    Luật luật sư

    Luật luật sư

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng