Luật Viễn thông - Chương VI: Kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông

    Chương VI

    KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

    Điều 42. Nguyên tắc kết nối viễn thông

    1. Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác, có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình.

    2. Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;

    b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;

    c) Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;

    d) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Điều 43. Kết nối mạng viễn thông công cộng 

    1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm:

    a) Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về mặt kỹ thuật trên mạng viễn thông;

    b) Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;

    c) Không phân biệt đối xử về giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.

    2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm:

    a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác;

    b) Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu;

    c) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Giá cước kết nối viễn thông được xây dựng trên cơ sở giá thành, phân tách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân biệt các loại hình dịch vụ.

    4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận kết nối các mạng viễn thông công cộng; chủ trì hiệp thương và giải quyết tranh chấp kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.

    Điều 44. Kết nối mạng viễn thông dùng riêng 

    1. Mạng viễn thông dùng riêng được kết nối vào mạng viễn thông công cộng trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông công cộng và tuân thủ các quy định về kết nối giữa mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng.

    2. Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng được thực hiện thông qua hợp đồng kết nối bằng văn bản giữa doanh nghiệp viễn thông và tổ chức có mạng viễn thông dùng riêng.

    3. Các mạng viễn thông dùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.

    4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng.

    Điều 45. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông 

    1. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là việc sử dụng chung một phần mạng, công trình, thiết bị viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng hoặc bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị.

    2. Việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông được thực hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp viễn thông.

    3. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quyết định việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông trong các trường hợp sau đây:

    a) Sử dụng chung phương tiện thiết yếu nếu các doanh nghiệp viễn thông không đạt được thỏa thuận;

    b) Sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị;

    c) Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông để phục vụ hoạt động viễn thông công ích.

    4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông.

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật Viễn thông - Luật 41/2009/QH12
    Số hiệu: 41/2009/QH12
    Ngày ban hành: 23/01/2009
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2010.Còn hiệu lực.
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nguyễn Phú Trọng - Chủ Tịch Quốc Hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật Viễn thông - Luật 41/2009/QH12

    Luật Viễn thông

    Luật Viễn thông

    Luật Viễn thông

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng