Luật Kinh doanh bảo hiểm - Chương III:Doanh nghiệp bảo hiểm

    Chương III

    DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

    Mục 1.

    CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

    Điều 58.Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

    Doanhnghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 59. Cácloại hình doanh nghiệp bảo hiểm.

    Cácloại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;

    2.Công ty cổ phần bảo hiểm;

    3.Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

    4.Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;

    5.Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

    Điều 60.Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

    1.Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

    a)Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;

    b)Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

    c)Giám định tổn thất;

    d)Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồihoàn;

    đ)Quản lý quỹ và đầu tư vốn;

    e)Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

    2.Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ vàbảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanhnghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểmnhân thọ.

    Điều 61.Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm.

    Kinhdoanh tái bảo hiểm bao gồm:

    1.Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệpbảo hiểm khác;

    2.Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểmkhác đã nhận bảo hiểm.

    Điều 62.Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

    1.Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểmtheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2.Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phùhợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trườngtài chính của Việt Nam.

    Điều 63. Điềukiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

    Cácđiều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

    1.Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định củaChính phủ;

    2.Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 củaLuật này;

    3.Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật;

    4.Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ vềbảo hiểm.

    Điều 64. Hồsơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

    Hồsơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

    1.Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

    2.Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

    3.Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòngnghiệp vụ chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năngthanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lậpdoanh nghiệp;

    4.Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;

    5.Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10%số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liênquan đến các tổ chức, cá nhân đó;

    6.Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dựkiến tiến hành.

    Điều 65.Thời hạn cấp giấy phép.

    Trongthời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.

    Trongtrường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lýdo.

    Giấyphép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Điều 66.Lệ phí cấp giấy phép.

    Doanhnghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấpgiấy phép theo quy định của pháp luật.

    Điều 67.Công bố nội dung hoạt động.

    Saukhi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải côngbố nội dung hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Điều 68.Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khixảy ra một trong những trường hợp sau đây:

    a)Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sựthật;

    b)Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắtđầu hoạt động;

    c)Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;

    d)Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

    đ)Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phépthành lập và hoạt động;

    e)Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảohiểm.

    2.Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tạicác điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải đình chỉngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm mới, nhưng vẫn có trách nhiệm trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm và phải thựchiện các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày bị thu hồi giấy phép thànhlập và hoạt động.

    Trongtrường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm dkhoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

    3.Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đượcBộ Tài chính công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Điều 69.Những thay đổi phải được chấp thuận.

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thayđổi một trong những nội dung sau đây:

    a)Tên doanh nghiệp;

    b)Vốn điều lệ;

    c)Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

    d)Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;

    đ)Nội dung, phạm vivà thời hạn hoạt động;

    e)Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;

    g)Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);

    h)Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

    2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theoquy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dungthay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật.

    Mục 2.

    TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ

    Điều 70.Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

    Tổchức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinhdoanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viêntổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

    Điều 71.Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

    1.Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều cóquyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viênsáng lập.

    2.Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tươnghỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

    Điếu 72.Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

    Tổchức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tàisản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.

    Điều 73.Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

    Việcthành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Chính phủ quyđịnh.

    Mục 3.

    CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

    Điều 74.Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

    1.Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảohiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sauđây:

    a)Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

    b)Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;

    c)Theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

    2.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giảithể mà không thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanhnghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhậnchuyển giao.

    Điều 75.Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

    Việcchuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm đượcchuyển giao;

    2.Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổicho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;

    3.Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dựphòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.

    Điều 76. Thủtục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

    Việcchuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyểngiao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèmtheo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiếnhành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;

    2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợpđồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việcchuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.

    Mục 4.

     

    PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

    Điều 77.Khả năng thanh toán.

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quátrình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

    2.Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lậpđầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khảnăng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy địnhcủa Chính phủ.

    3.Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giátrị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

    Điều 78.Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán.

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năngthanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theoquy định Chính phủ.

    2.Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phảibáo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơmất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.

    Điều 79.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năngthanh toán.

    Trongtrường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thựchiện các biện pháp sau đây:

    1.Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động củadoanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chínhchấp thuận;

    2.Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.

    Điều 80. Kiểmsoát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

    1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toántheo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Bankiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanhtoán của doanh nghiệp bảo hiểm.

    2.Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a)Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năngthanh toán theo phương án đã được chấp thuận;

    b)Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện phápkhôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;

    c)Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;

    d)Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năngthanh toán;

    đ)Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của mộthoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;

    e)Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thaythế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

    g)Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ côngtác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương ánkhôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;

    h)Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khảnăng thanh toán;

    i)Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện phápkhôi phục khả năng thanh toán.

    3.Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mìnhtheo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khảnăng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

    4.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Bankiểm soát khả năng thanh toán.

    Điều 81.Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

    1.Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trườnghợp sau đây:

    a)Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

    b)Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;

    c)Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụngbiện pháp khôi phục khả năng thanh toán;

    d)Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.

    2.Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thựchiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báocho các cơ quan có liên quan.

    Điều 82. Giảithể doanh nghiệp bảo hiểm.

    1.Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:

    a)Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;

    b)Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động màkhông có quyết định gia hạn;

    c)Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đvà ekhoản 1Điều 68 của Luật này;

    d)Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

    2.Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng vănbản.

    Điều 83.Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm.

    Trongtrường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đếnhạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khảnăng thanh toán thì việcphá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiệntheo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

     

    -------------------------------------------------------------------------
    Tên văn bản: Luật Kinh doanh bảo hiểm - Luật 24/2000/QH10
    Số hiệu: 24/2000/QH10
    Ngày ban hành: 09/12/2000
    Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/04/2001. Còn hiệu lực.
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    Người ký: Nông đức Mạnh - Chủ tịch Quốc hội

    Tài file văn bản toàn văn Luật Kinh doanh bảo hiểm - Luật 24/2000/QH10

    Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Luật Kinh doanh bảo hiểm

    Trở về

    Bài nổi bật chuyên mục

      Văn phòng luật sư

      2

      Văn phòng luật sư Tân Hà

      Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

      4

      Văn phòng Luật sư Leadco

      Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

      5

      Công ty Luật VIKO & Cộng sự

      Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

      6

      Công ty Luật Khai Phong

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

      7

      Công Ty Luật Hoàng Minh

      Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

      8

      Công ty Luật SPVN

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

      10

      Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

      Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
      Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

      11

      Văn phòng luật sư Việt An

      Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

      12

      Công Ty Luật VLG

      Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
      Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng