Luật Bảo hiểm xã hội - Chương 6: Quỹ Bảo hiểm xã hội

    Chương VI

    QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

    Mục 1

    QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

    Điều 88. Nguồn hình thành quỹ

     

     1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 92 của Luật này.

    2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 91 của Luật này.

    3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

    4. Hỗ trợ của Nhà nước.

    5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

    Điều 89. Các quỹ thành phần

     1. Quỹ ốm đau và thai sản.

    2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    3. Quỹ hưu trí và tử tuất.

    Điều 90. Sử dụng quỹ

     1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III của Luật này.

    2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

    3. Chi phí quản lý.

    4. Chi khen thưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 133 của Luật này.

    5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

    Điều 91. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động

     1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

    2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

    3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định.

    Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

     1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

    a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

    b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

    2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

    a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

    3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

    Điều 93. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

     1. Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì được tạm dừng đóng trong thời gian không quá mười hai tháng.

    2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, khoảng thời gian tạm dừng đóng và thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng.

    Điều 94. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

     1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

    2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

    3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

    Điều 95. Chi phí quản lý

     1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

    2. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

    Điều 96. Nguyên tắc đầu tư

     Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.

    Điều 97. Các hình thức đầu tư

     1. Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại của Nhà nước.

    2. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.

    3. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.

    4. Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.

    Mục 2

    QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

    Điều 98. Nguồn hình thành quỹ

     

     1. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 100 của Luật này.

    2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

    3. Hỗ trợ của Nhà nước.

    4. Các nguồn thu hợp pháp khác.

    Điều 99. Sử dụng quỹ

     1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương IV của Luật này.

    2. Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu.

    3. Chi phí quản lý.

    4. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

    Điều 100. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động

     1. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

    Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

    2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

    a) Hằng tháng;

    b) Hằng quý;

    c) Sáu tháng một lần.

    Điều 101. Chi phí quản lý

     1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

    2. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

    Mục 3

    QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

    Điều 102. Nguồn hình thành quỹ

     

     1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

    4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

    5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

    Điều 103. Sử dụng quỹ

     1. Trả trợ cấp thất nghiệp.

    2. Hỗ trợ học nghề.

    3. Hỗ trợ tìm việc làm.

    4. Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    5. Chi phí quản lý.

    6. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

    Điều 104. Chi phí quản lý

     Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

    Điều 105. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

     Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như quy định tại Điều 94 của Luật này.

    Tài file văn bản toàn văn Luật Bảo hiểm xã hội

    Luật Bảo hiểm xã hội

    Luật Bảo hiểm xã hội

    Luật Bảo hiểm xã hội

    Trở về

    Văn phòng luật sư

    2

    Văn phòng luật sư Tân Hà

    Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

    4

    Văn phòng Luật sư Leadco

    Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

    5

    Công ty Luật VIKO & Cộng sự

    Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

    6

    Công ty Luật Khai Phong

    Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

    7

    Công Ty Luật Hoàng Minh

    Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

    8

    Công ty Luật SPVN

    Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

    10

    Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
    Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

    11

    Văn phòng luật sư Việt An

    Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

    12

    Công Ty Luật VLG

    Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
    Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng