Hiến pháp năm 1946 - Chương III: Nghị Viện Nhân Dân

    Chương III

     

    NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN

    Điều thứ 22

    Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

    Điều thứ 23

    Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài.

    Điều thứ 24

    Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một lần.

    Cứ 5 vạn dân thì có một nghị viên.

    Số nghị viên của những đô thị lớn và những địa phương có quốc dân thiểu số sẽ do luật định.

    Điều thứ 25

    Nghị Viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân.

    Điều thứ 26

    Nghị viện nhân dân tự thẩm tra xem các nghị viên có được bầu hợp lệ hay không.

    Điều thứ 27

    Nghị viện nhân dân bầu một Nghị trưởng, hai Phó nghị trưởng, 12 uỷ viên chính thức, 3 uỷ viên dự khuyết để lập thành Ban thường vụ.

    Nghị trưởng và Phó nghị trưởng kiêm chức Trưởng và Phó trưởng Ban thường vụ.

    Điều thứ 28

    Nghị viện nhân dân mỗi năm họp hai lần do Ban thường vụ triệu tập vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch.

    Ban thường vụ có thể triệu tập hội nghị bất thường nếu xét cần.

    Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện nếu một phần ba tổng số nghị viên hoặc Chính phủ yêu cầu.

    Điều thứ 29

    Phải có quá nửa tổng số nghị viên tới họp, hội nghị mới được biểu quyết.

    Nghị viện quyết nghị theo quá nửa số nghị viên có mặt.

    Nhưng muốn tuyên chiến thì phải có hai phần ba số nghị viện có mặt bỏ phiếu thuận.

    Điều thứ 30

    Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe.

    Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện.

    Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín.

    Điều thứ 31

    Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố.

    Điều thứ 32

    Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.

    Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.

    Điều thứ 33

    Khi nào hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý, Nghị viện có thể tự giải tán. Ban thường vụ thay mặt Nghị viện tuyên bố sự tự giải tán ấy.

    Điều thứ 34

    Khi Nghị viện nhân dân đã hết hạn hoặc chưa hết hạn mà tự giải tán thì Ban thường vụ giữ chức quyền cho đến khi bầu lại Nghị viện nhân dân mới.

    Điều thứ 35

    Hai tháng trước khi Nghị viện nhân dân hết hạn, Ban thường vụ tuyên bố cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới phải làm xong trong hai tháng trước ngày Nghị viện hết hạn.

    Khi Nghị viện nhân dân tự giải tán, Ban thường vụ tuyên bố ngay cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới làm xong trong hai tháng sau ngày Nghị viện tự giải tán.

    Chậm nhất là một tháng sau cuộc bầu cử, Ban thường vụ phải họp Nghị viện nhân dân mới.

    Trong khi có chiến tranh mà nghị viện hết hạn thì Nghị viện hoặc Ban thường vụ có quyền gia hạn thêm một thời gian không nhất định. Nhưng chậm nhất là sáu tháng sau khi chiến tranh kết liễu thì phải bầu lại Nghị viện.

    Điều thứ 36

    Khi Nghị viện không họp, Ban thường vụ có quyền:

    a) Biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ. Những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng chuẩn hoặc phế bỏ.

    b) Triệu tập Nghị viện nhân dân.

    c) Kiểm soát và phê bình Chính phủ.

    Điều thứ 37

    Phải có quá nửa tổng số nhân viên bỏ phiếu thuận, những nghị quyết của Ban thường vụ mới có giá trị.

    Điều thứ 38

    Khi Nghị viện không họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ có quyền quyết định tuyên chiến hay đình chiến.

    Điều thứ 39

    Đầu mỗi khoá họp, sau khi Ban thường vụ báo cáo công việc, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm Ban thường vụ có thể nêu ra, nếu có một phần tư tổng số nghị viên yêu cầu. Toàn Ban thường vụ phải từ chức nếu không được tín nhiệm. Nhân viên Ban thường vụ cũ có thể được bầu lại.

    Điều thứ 40

    Nếu chưa được Nghị viện nhân dân đồng ý hay trong lúc Nghị viện không họp mà chưa được Ban thường vụ đồng ý thì Chính phủ không được bắt giam và xét xử những nghị viên.

    Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện.

    Trong trường hợp phạm pháp quả tang, Chính phủ có thể bắt giam nghị viên ngay nhưng chậm nhất là 24 giờ phải thông tri cho Ban thường vụ. Ban thường vụ hoặc Nghị viện sẽ định đoạt.

    Khi một nghị viên mất quyền ứng cử thì đồng thời mất cả tư cách nghị viên.

    Điều thứ 41

    Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó. Nếu hai phần ba tổng số nghị viên ưng thuận đề nghị bãi miễn thì nghị viên đó phải từ chức.

    Điều thứ 42

    Phụ cấp của các nghị viên sẽ do luật định.


    Tên văn bản: Hiến pháp năm 1946
    Số hiệu: 01/.
    Ngày ban hành: 09/11/1946
    Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
    Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội
    Người ký: Hồ Chí Minh - Chủ tịch nước

     

    Trở về

      Bài nổi bật chuyên mục

        Văn phòng luật sư

        2

        Văn phòng luật sư Tân Hà

        Tư vấn đầu tư; Tư vấn thuế, tài chính; Tư vấn hợp đồng; Tư vấn lao động; Tư vấn thu hồi công nợ;...

        4

        Văn phòng Luật sư Leadco

        Luật sư doanh nghiệp; Tư vấn Hợp đồng; Mua bán & Sát nhập; Tài chính - Ngân hàng; Hàng không, Bảo hiểm, Viễn Thông,...

        5

        Công ty Luật VIKO & Cộng sự

        Tư vấn đất đai, bất động sản; Thành lập doanh nghiệp; Soạn thảo hợp đồng; Tư vấn thuế; Tư vấn, lập dự án đầu tư,... 

        6

        Công ty Luật Khai Phong

        Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn dự án đầu tư nước ngoài, Tư vấn về khai khoáng, năng lượng, viễn thông,...

        7

        Công Ty Luật Hoàng Minh

        Luật sư doanh nghiệp, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn thuế, Tư vấn mua bán sát nhập doanh nghiệp, Tư vấn chứng khoán, tài chính, ngân hàng...

        8

        Công ty Luật SPVN

        Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán doanh nghiệp,...

        10

        Văn Phòng Luật Sư Trường Giang

        Tư vấn soạn thảo hợp đồng, Tư vấn sở hữu trí tuệ, Tư vấn pháp luật dân sự ( di chúc, hôn nhân,...)
        Trưởng Văn Phòng : Luật sư. Thạc sĩ luật Lê Đăng Tùng

        11

        Văn phòng luật sư Việt An

        Tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn thuế,...

        12

        Công Ty Luật VLG

        Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn hợp đồng và kinh doanh quốc tế, tư vấn sở hữu trí tuệ,...
        Giám đốc kiêm Luật sư điều hành: Vũ Trọng Hưng